Iamhealthyradio

Tin Tức - Kinh Doanh - Xã Hội - Sức Khỏe - Âm Nhạc - Nghệ Thuật
Định nghĩa áp suất chân không và các đơn vị đo áp suất chân không

Định nghĩa áp suất chân không và các đơn vị đo áp suất chân không

Áp suất chân không còn được gọi là độ chân không được tính theo nhiều đơn vị khác nhau như Torr, mBar, Pa, mmHg [abs]… là số đo áp suất của lượng vật chất có trong một khoảng không gian nhất định.
Từ đó, áp suất chân không được quy định khi khoảng không gian có áp suất chân không càng cao thì lượng vật chất tồn tại trong đó càng ít. Áp suất chân không đạt 0 Torr hoặc 0 kPa [abs] được coi là chân không tuyệt đối – không có vật chất bên trong.

dong-ho-ap-suat-chan-khong
Đồng hồ đo áp suất chân không

Nói cách khác, một mức độ chân không thấp hơn biểu thị một áp suất cao hơn, và ở một mức độ chân không càng cao thể hiện áp suất thấp hơn. Mức độ Chân không cũng có thể được biểu thị bằng mật độ phân tử khí trong một đơn vị đo thể tích.
Mật độ của các phân tử khí tại một bầu khí quyển khoảng 2.5 x phân tử/cm3. Một mức độ chân không cao hơn có nghĩa là mật độ thấp hơn của các phân tử khí trong một đơn vị đo thể tích. Hiện nay, các đơn vị áp suất cho thấy mức độ chân không thường được diễn tả trong Torr và đơn vị áp suất quốc tế – Pascal (Pa).
Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết. Một số thí nghiệm và ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật chất và có áp suất thấp và những không gian như này cũng được gọi là “chân không” trong kĩ thuật. Vậy nên, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc rất thấp. Chú ý, khái niệm về thấp và rất thấp ở đây được hiểu theo một cách tương đối…
Các đơn vị đo áp suất chân không để tính cách chuyển đơn vị đo áp suất chân không
Áp suất khí quyển tiêu chuẩn: 1 atm = 760 mmHg = 760 Torr; 1 Pa = 1 N/cm2
Xem thêm: Những ưu điểm của máy khoan khí nén thương hiệu Nitto

Leave comment