Cách chạy xe ô tô khi đi đường đèo núi
Bạn đã khá quen thuộc với việc lái xe trong thành phố với địa hình bằng phẳng nhưng nếu phải chạy xe ở đường núi, bạn có tự tin vào tay lái của mình hay không. Không có kinh nghiệm trong lái xe đường đèo khiến hẳn sẽ là nỗi áp lực lớn đối với tài xế đặc biệt có thể xảy ra những tai nạn nghiêm trọng. Những kỹ năng dưới đây có thể hỗ trợ bạn trong cách chạy xe ô tô khi đi đường đèo núi.
1. Tập trung cao độ
An toàn trong khi lái xe là điều rất quan trọng, điều này càng phải đặt ra trong khi vận hành ở những cung đường hiểm trở. Hãy lái xe với tốc độ mà bạn cảm thấy an toàn, tốc độ vừa phải để có thể xử lý được những khúc cua. Chú ý biển báo an toàn, biển báo đoạn đường sạt lở và hãy đi đúng làn đường của mình khi bạn bắt đầu đổ đèo. Đặc biệt không được cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền, bởi đây là những góc khuất tầm nhìn, rất dễ xảy ra tai nạn.
2. Điều chỉnh số phù hợp
Điều chỉnh số phù hợp là chú ý quan trọng khi các bác tài đổ đèo, với những địa hình đồi núi gập ghềnh ở Việt Nam thì đi xe ở số 2 và 3 là phù hợp nhất. Những đoạn đèo dài, thoáng và ít dốc hơn thì có thể đi ở số 4 hoặc 5. Trong khi đổ đèo bạn chỉ cần chọn số phù hợp, không cần ga, tận dụng lực cản của máy để điều chỉnh xe chạy theo tốc độ mà mình muốn khi đổ đèo. Với cách đổ đèo này, xe xuống dốc nhẹ nhàng và an toàn nhất.
Tuyệt đối không đi xe ở số cao và đạp ga liên tục, bạn sẽ khó kiểm soát xe khi vào những đoạn cua dốc và gấp, điều này thực sự rất nguy hiểm.
3. Hạn chế sử dụng phanh
Như đã nói ở trên, cách an toàn nhất là nên tận dụng sức cản của máy để xuống dốc, tránh phanh quá nhiều vì điều này là không cần thiết. Cách chạy xe ô tô khi đi đường đèo ở những tay lái đã có kinh nghiệm là họ rất ít khi sử dụng phanh. Điều này đồng nghĩa với việc không sử dụng chân ga, không rà phanh để giảm tốc.
Tại sao không nên sử dụng phanh quá nhiều khi đi đường đèo núi đó là hệ thống phanh xe có thể bị mất kiểm soát gây nên những nguy hiểm chết người. Hiện nay, công nghệ hiện đại đã thiết kế những mẫu xe có thể sử dụng phanh lâu hơn nhiều lần nhưng tốt nhất là không nên lạm dụng.
4. Phản ứng nhanh trong rất cả các trường hợp xấu
Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, hãy luôn nhớ 1 bên là vực và 1 bên là vách núi, hãy tìm cách tấp vào vách núi 1 cách từ từ để tìm cách giảm thương vong tối thiểu, không đánh lái bất ngờ vì sẽ dễ gây lật xe. Bạn phải dựa hông xe vào vách núi để giảm lực ma sát canh cho xe dừng hẳn. Con người là trên hết và đừng nghĩ ngợi đến việc hỏng xe, bởi đây là điều không thể tránh khỏi khi gặp sự cố, nhất là những vụ tai nạn liên quan đến leo dốc, xuống núi… Điều cuối cùng đó là hãy cài dây an toàn dù ở vị trí ngồi nào trong xe, đây là cách phòng tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra khi xe gặp tai nạn.
Xem thêm: Phượt bằng ô tô – những điều cần lưu ý